Xuất khẩu ngành dệt may năm 2015

 

Xuất khẩu ngành dệt may năm 2015

 

Trong khối các nước xuất khẩu dệt may, năm 2014, với tốc độ tăng 19%, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất. Không chỉ tăng trưởng cao về tốc độ,  xuất khẩu dệt may còn tăng trưởng mạnh tại các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản…Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu dệt may cao nhất là thị trường Mỹ đã chạm mốc 10 tỷ USD. Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc. Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may có kim ngạch lớn thứ hai, sau Trung Quốc. Trong 5 nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang Nhật Bản, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất.


Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, nhưng điều đáng mừng hơn đó là, trong xuất khẩu dệt may, tỷ lệ FOB và ODM (Xuất khẩu hàng may mặc bao gồm cả thiết kế) đã tăng lên, giảm tỷ lệ gia công, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm.Như vậy, năm 2014, với 24,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dệt may đã mang lại thặng dự thương mại 12 tỷ USD. Để có được những thành công này, do tổng hợp từ nhiều yếu tố: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bảo đảm được thời gian giao hàng, đáp ứng được các yếu tố về trách nhiệm xã hội, chính sách về lao động, sản phẩm có chất lượng tốt và giá cạnh tranh.




Sau 1,5 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị ký kết vào đầu năm 2015. Điều này mở ra cơ hội cho hàng dệt may của Việt Nam vào 3 thị trường này rất thuận lợi, đặc biệt với mặt hàng dệt kim nhẹ. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương cũng đang vào giai đoạn nước rút và dự kiến, thời gian kết thúc các cuộc đàm phán cũng không còn xa. Hiện hơn 60% hàng dệt may của Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản, trong đó, thuế suất trung bình cho hàng dệt may tại Mỹ trên 17%, hiệp định này  được ký kết sẽ thúc đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào 2 thị trường này.


Cùng với đó, các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cũng là sức hút để đơn đặt hàng từ các quốc gia khác chuyển dịch về Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được cơ hội đó, ngành dệt may cần phải tăng tỷ lệ nội địa hóa, hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế- nguyên phụ liệu- may- phân phối và phải cộng đồng trách nhiệm để xây dựng năng lực cạnh tranh của toàn chuỗi. Trong năm 2014, ngành dệt may đã đầu tư nhiều dự án phát triển theo chiều sâu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh việc mở rộng các nhà máy may, ngành đã chú trọng đã phát triển thêm năng lực về sợi, dệt vải, khâu hoàn tất, đặc biệt là khâu cung ứng và thiết kế thời trang.


Hiện Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Và chọn Việt Nam làm Trung tâm sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đang là đích đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Hiện tổng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may đạt trên 2 tỷ USD. "Với việc chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu, khối doanh nghiệp FDI là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu dệt may. Như vậy, cùng với dư địa phát triển lớn đến từ thị trường thế giới, ngành dệt may có nhiều cơ hội bứt phát trong năm 2015.

lienvanquocte3s(3)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *