Cần có quy định rõ thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Đó là đề xuất của Tổng cục Hải quan với Bộ Y tế trong việc quy định về mô tả hàng hóa, thành phần, quy cách đóng gói, công dụng, cách thức sử dụng đối với các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng.

Cần có quy định rõ thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ảnh minh họa.

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua Tổng cục Hải quan nhận được đề nghị của một số DN về việc phân loại mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng BUONAVIT BABY, BUONA ENERGIA ORO và Pediakid Colicillus Bebe. Trong đó có đề nghị Tổng cục Hải quan trao đổi với Bộ Y tế về mã số của một số mặt hàng thuộc Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa dụng thực phẩm theo mã số HS trong Biểu thuế XK, thuế NK thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế (ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT- BYT ngày 4/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết, tại số thứ tự 10 (từ 10.1 đến 10. 4. 5) và số thứ tự số 11 Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa dụng thực phẩm theo mã số HS trong Biểu thuế XK, thuế NK thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT- BYT ngày 4/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cột “Tên sản phẩm/ hàng hóa” chỉ ghi chung chung là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm bổ sung”, “Thực phẩm dùng cho chế đọ ăn đặc biệt”, “Thục phẩm tăng’ cường vi chất dinh dưỡng”, không có mô tả về thành phần, quy cách đóng gói, dạng/thề (lòng, viên, bột…), công dụng, cách thức sử dụng… và cột “Mã hàng hóa” ghi mã 2106. 90, 19. 01…

Trên thực tế chỉ với thông tin chung chung là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm bổ sung”, “Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt” thì cơ quan Hải quan có thể xem xét phân loại vào nhiều nhóm như: nhóm 21. 06, nhóm 22.02 hoặc các nhóm khác tùy thuộc vào thành phần, tỷ lệ các thành phần, quy cách đóng gói, dạng/thế (lỏng, viên, bột…) công dụng, cách thức sử dụng…

Đưa ra ví dụ phân tích, Tổng cục Hải quan cho biết, các sản phẩm là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đuờng, vitamin,. ..), dạng lỏng, đóng gói săn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa côn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo thế tích thì thường thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rqu ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.90 “- Loại khác”, mã số 2202.90.30 “- – Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa adenosine, cordycepỉn (có trong đông trùng hạ thảo), dạng viên nhộng, 50 viên/ lọ, 2 lọ/ 1 hộp thuộc nhóm 21.06 “các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”. Phân nhóm 2106.90 “Loại khác ”, mã số 2106.90.70 “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements)”.

Với tình hình này, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế xem xét sửa đổi cho phù hợp theo hướng quy định rõ thông tin mặt hàng gồm tên thương mại, thành phần, quy cách đóng gói, dạng/thể (lỏng, viên, bột…), công dụng, cách thức sử dụng… hoặc nếu không quy định cụ thể được tên thương mại hoặc mặt hàng cụ thể thì vẫn cần phải có các thông tin như: thành phần, quy cách đóng gói, dạng/thể (lỏng, viên, bột,…), công dụng, cách thức sử dụng…. để xác định được mặt số hàng hóa ở cấp độ 8 số cho các mặt hàng theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Y tế để xác định mã số cho các mặt hàng nêu trên khi nhận được các thông tin cụ thể về hàng hóa do Bộ này gửi.

Thu Trang | BHQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *